Category Archives: PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP

DẠY VÀ HỌC HÓA HỌC QUA NHỮNG TRANG THƠ


DẠY VÀ HỌC HÓA HỌC QUA NHỮNG TRANG THƠ

Nguyễn Văn Hà – THPT Việt Yên 2 – Bắc Giang

(Đã đăng trên tạp chí “Hóa học và ứng dụng” số 5(113)/2010)

            Từ thuở thiếu thời, mỗi người chúng ta đã được nghe những lời ru của bà, lời ca của mẹ, để rồi khắc sâu trong tâm khảm của mình; hay những câu ca dao sâu nghĩa, nặng tình, nhẹ nhàng, trong trẻo về quê hương, đất nước như theo ta trong suốt cuộc đời. Nhiều cụ cao tuổi, mắt đã mờ, chân đã chậm, nhưng vẫn có thể đọc vanh vách những câu thơ trong “Truyện kiều”, “Thạch sanh”… không nhầm lẫn. Hình ảnh đó thật đáng trân trọng.

Lớn lên, khi làm quen với các môn khoa học tự nhiên, kiến thức lôgic, chặt chẽ nhưng khô khan làm cho nhiều học sinh gặp phải khó khăn trong việc lĩnh hội, tiếp thu kiến thức. Hóa học cũng không phải là một ngoại lệ. Nhiều học sinh ngại học hóa, lâu dần dẫn đến sợ hóa mà chẳng biết nó cũng thú vị vô cùng. Người học hóa nói chung, đến giờ, dù sợ hay yêu thích hóa, hẳn vẫn còn nhớ trong đầu “bài ca hóa trị” – chẳng biết do ai sáng tạo ra, nhưng cứ lặng lẽ truyền từ thế hệ học trò này sang thế hệ khác.

Không phải là những nốt nhạc, chỉ là những câu thơ vần điệu, dễ đọc, dễ nhớ, dễ áp dụng, và cứ thế nó được lan truyền. Điều đó góp phần làm cho các kiến thức hóa học tưởng như khô khan, được chắp thêm đôi cánh của văn học, lại có hồn để bay cao, bay xa.

Đó cũng là điều làm các nhà giáo như tôi băn khoăn, trăn trở khi đứng lớp, phải làm sao đưa những kiến thức hóa học trong sách vở đến gần với học sinh hơn, để các em say mê, yêu thích môn hóa học. Đã có nhiều phương pháp hay được đưa ra, đã có nhiều cải tiến được áp dụng nhằm nâng cao chất lượng dạy va học. Ở đây, tôi mạnh dạn đề xuất thêm một phương pháp nữa “Dạy và học hóa học qua những trang thơ”. Hy vọng rằng, đây cũng là một cách tiếp cận mới trong việc đổi mới phương pháp dạy và học hóa học hiện nay.

Theo ý kiến chủ quan của mình, tôi nhận thấy có thể áp dụng thơ vào giảng dạy ở tất cả các khâu của quá trình dạy học.

Trong hoạt động khởi động, dùng thơ giúp các em có một khởi đầu vào bài nhẹ nhàng, nhưng gợi mở. Chẳng hạn, trong bài thành phần nguyên tử – lớp 10, ta có thể khởi động bằng các vần thơ, vừa như giới thiệu thí nghiệm, vừa như đặt ra vấn đề để người học cần suy nghĩ:

“1897 năm xưa

Bác Tôm – xơn (J.J.Thomson) đã là người tìm ra

Electron nhỏ mà

Khi phóng điện mạnh đi qua ống tròn

Áp suất khi đó cỏn con

Không khí gần hết, chẳng còn là bao

Màn huỳnh quang sáng đẹp sao

Dòng tia bị lệch gần vào cực dương

Cực âm nó đẩy như thường

Qua đó kết luận điện dương, âm nào?

Giá trị của nó là bao?

Khối lượng hiện thực thế nào em ơi?”

            Nó cũng có thể dùng trong các phần khác nhau của bài học, có thể để phát vấn hay để khẳng định một nội dung nào đó của bài. Chẳng hạn, trong bài “Sự biến đổi tính kim loaị, tính phi kim của các nguyên tố hóa học. Định luật tuần hoàn”, chúng ta có thể sử dụng những câu “tính kim loại đó là gì?”, “còn tính phi kim thì sao?” để phát vấn, rồi cùng khẳng định với học trò qua những vần thơ:

“Tính kim loại đó là gì ?

Xin thưa tính chất cho đi, dễ nhường

 Của một nguyên tử bình thường

Thành phần tử mới, ion dương mà

Nếu e càng dễ tách ra

Kim loại càng mạnh, chúng ta nhớ nào

Còn tính phi kim ra sao ?

Đó là tính chất nhận vào, thêm e

Tạo ra ion âm nè

Phi kim càng mạnh, nhận e dễ nhiều”

            Nhưng hay hơn cả, có lẽ là sử dụng các câu thơ trong việc củng cố kiến thức, giúp học sinh tự học ở nhà. Qua đó, giúp các em khắc sâu, nhớ lâu những kiến thức đã học. Ở đây, xin dẫn ra một số ví dụ:

Khi củng cố về lai hóa obitan, giúp học sinh tự học, giáo viên có thể dùng các câu thơ sau:

“Lai hóa s-p kể tên

Một p, một s là nên duyên rồi

Tạo hai AO sánh đôi

Thẳng hàng, thẳng lối, em ơi thật tài

Còn lai hóa s-p hai (sp2)

1 s tổ hợp với hai p mà

3 AO mới tạo ra

Nằm trên mặt phẳng, hướng ba đỉnh rồi

Của tam giác đều em ơi

Từ tâm tam giác, em thời nhớ nha

Kìa lai hóa s-p ba (sp3)

Một s trộn lẫn với ba p này

4 AO mới thật hay

Hướng ra 4 đỉnh từ ngay tâm mình

Hình tứ diện đều thật xinh

Góc kia tạo được một linh chín thừa”

            Hay tổng kết về bài phản ứng oxi hóa – khử, giáo viên có thể sử dụng các câu thơ như:

“Bài này nay đã học xong

 Nắm các định nghĩa trong lòng bàn tay

Oxi hóa – khử thật hay

Số oxi hóa đổi thay lạ kỳ

Có chất đư­ợc chuyển e đi

Đ­ương nhiên phải có chất gì nhận e

Mùa đông cho đến mùa hè

Nhớ trường, nhớ lớp, nhớ về thăm em

Để nghe em kể mà xem

Chất khử là chất cho e thế nào

Số e nh­ường đi là bao

Lấy sau trừ tr­ước thế nào cũng ra

Chất oxi hóa là ta

Nhận e của chất khử mà em ơi

Oxi hóa – khử đồng thời

Hai quá trình đó đời đời bên nhau”

            Kết thúc buổi học, nếu có thể, người giáo viên hãy động viên các em bằng một vài câu thơ, kích thích các em học tập, có ý chí phấn đấu vươn lên:

            “Em ơi tích luỹ cho mau

Ngày nay học tập, ngày sau giúp đời

Xây dựng đất nước đẹp tươi

Vững vàng muôn thưở, đời đời nghe em!”

Hoặc

“Bao năm vất vả mẹ cha

Em hãy học tốt, cả nhà đang mong,

Bài tập nên làm cho xong,

Mai này thành đạt, góp công xây đời

Nước mình ngày càng đẹp tươi

Rạng danh sông núi, biển trời của ta !”

Hay

“Em ơi hãy giữ niềm tin

Có công mài sắt, nên kim sau này

Học tập, nghiên cứu mê say

 Ngày mai xây dựng nước này phồn vinh!”

Chất lượng dạy và học phụ thuộc vào cả hai yếu tố quan trọng là thầy và trò. Nếu người thầy biết khơi dậy niềm say mê học tập, tiềm năng sáng tạo của trò thì sẽ ngày càng nâng cao chất lượng dạy học. Còn người học, một khi đã yêu thích và say mê môn học, các em sẽ tiến hành hoạt động học của mình một cách tự giác, chủ động.

Hy vọng rằng, việc dạy và học hóa học qua những trang thơ là một phương pháp trong các phương pháp dạy học mới hiện nay, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học các môn học nói chung, hóa học nói riêng.

Phương pháp học tập môn Hóa học


Nguồn Sưu tầm:

Môn Hoá tương đối quan trọng đối với các bạn thi khối A và khối B. Để “ăn điểm” ở môn học này, bạn phải nắm được phần kiến thức cơ bản sau:

1. Củng cố và bổ sung các nội dung trọng tâm của chương trình lớp 10 gồm các vấn đề sau:

a) Các vấn đề liên quan đến phản ứng oxy hóa khử:

– Quy tắc tính số oxy hóa.

– Các mức oxy hóa thường gặp và quy luật biến đổi chúng trên phản ứng của các nguyên tố quan trọng: Cl, Br, I, S, N, Fe, Mn.

– Phải biết cân bằng tất cả các phản ứng khi gặp (đặc biệt bằng phương pháp cân bằng điện tử; chú ý các phản ứng của sắt, ôxít sắt, muối sắt).

– Phải nắm thật chắc các công thức viết phản ứng gồm: ôxít; kim loại; muối phản ứng với axit; muối phản ứng với muối; kim loại phản ứng với muối; phản ứng nhiệt luyện.

b) Các phản ứng của nhóm nguyên tố halogen (Cl, Br, I); S

Chỉ cần đọc để viết được các phản ứng coi như là đủ.

c) Cấu tạo nguyên tử – Bảng hệ thống tuần hoàn:

– Yêu cầu phải nắm chắc đặc điểm cấu tạo; khái niệm về hạt; mối liên hệ giữa các loại hạt.

– Đặc điểm, nguyên tắc xếp nguyên tố; quy luật biến thiên tuần hoàn.

– Viết được cấu hình electron; xác định vị trí nguyên tố trên bảng hệ thống tuần hoàn.

– Sự tạo thành ion.

2. Các vấn đề ở chương trình lớp 11, ở phần này cần xem lại các vấn đề sau:

a) Các bài toán về nồng độ dung dịch, độ pH, độ điện ly, hằng số điện ly.

b) Nắm chắc bảng tính tan, để xây dựng các phản ứng xảy ra trong dung dịch theo cơ chế trao đổi ion (ví dụ phải nhớ trong dung dịch phản ứng giữa các ion với nhau phải thỏa điều kiện là sinh ra chất kết tủa hay chất bay hơi hoặc chất điện ly yếu).

c) Xem lại các quy luật giải toán bằng phương pháp ion: cách viết phương trình phản ứng dạng ion; biết dựa trên phương trình ion giải thích các thí nghiệm mà trên phân tử không giải thích được (ví dụ khi cho Cu vào dung dịch hỗn hợp gồm Cu (NO3)2, HCl thấy có khí NO bay ra hay cho Al vào dung dịch hỗn hợp gồm NaOH, NaNO3, NaNO2, thấy sinh ra hỗn hợp 2 khí có mùi khai;…)

d) Các khái niệm axit, bazơ, lưỡng tính, trung tính theo Bronsted:

Vì phần này các em thiếu dấu hiệu nhận biết chúng, nên khi gặp các em lúng túng và thường kết luận theo cảm tính, do đó chúng tôi gợi ý nhanh các dấu hiệu nhận biết axit, bazơ, lưỡng tính, trung tính:

* Các gốc axit của axit mạnh (Cl-, NO-3, SO2-4 ,…) và các gốc bazơ của bazơ mạnh (Na+, Ka+, Ba2+, Ca2+) được xem là trung tính.

* Các gốc axit của axit yếu (ClO-, NO-2, SO2-3 ,…) được xem là bazơ.

* Các gốc bazơ của bazơ yếu (NH+4 , Al (H2O)3+) và các gốc axit (có H phân ly thành H+) của axit mạnh được xem là axit.

* Các gốc axit (có H phân ly thành H+) của axit yếu: lưỡng tính.

e) Cách áp dụng các định luật bảo toàn điện tích, định luật bảo toàn khối lượng trong các bài toán dung dịch.

f) Xem kỹ các phản ứng của nitơ và hợp chất nitơ; phốt pho (xem sách giáo khoa lớp 11 và các bài tập chương này ở quyển bài tập hóa học lớp 11).

g) Các phản ứng của hydrocacbon:

– Phản ứng cracking. – Phản ứng đề hydro hóa – Phản ứng hydro hóa.- Phản ứng cộng Br2.- Phản ứng cộng nước của anken, ankin.- Phản ứng của ankin -1 với Ag2O/NH3. – Phản ứng tạo P.E; P.V.C; T.N.T; cao su Buna; cao su.

Bu na-S.- Phản ứng của benzen; toluen; styren.

3. Các nội dung của chương trình 12:

a) Với các hợp chất chứa hữu cơ chứa C,H,O: Chủ yếu xem các phản ứng của rượu; andehyt; axit; este; phenol; gluxit.

b) Nhóm nguyên tố C, H, N: Các phản ứng của amin với axit, đặc biệt xem kỹ anilin, chú ý phenylamoniclorua.

c) Cuối cùng xem nhóm nguyên tố C, H, O, N gồm các hợp chất quan trọng sau đây:

– Axit amin: chủ yếu có phản ứng trung hòa, phản ứng tạo nhóm peptit; phản ứng thủy phân nhóm peptit.

– Este của axit amin: có 2 phản ứng chính.

– Muối amoni đơn giản (R-COO-NH4) cũng viết 2 phản ứng chính.

– Muối của amin đơn giản R-COO-NH3-R’.

– Hợp chất Nitro R-(NO2)n: Xem phản ứng điều chế và chỉ có phản ứng tạo amin (phản ứng với [H}).

– Các hợp chất đặc biệt: Urê, Caprolactam; tơ nilon – 6,6; tơ caprôn.

d) Phần vô cơ: Xem các phản ứng của Al; Fe; Na, K; Mg, Ca.

e) Đặc biệt cần để ý thêm phần ăn mòn kim loại; nước cứng; điều chế kim loại; các bài toán áp dụng phản ứng nhiệt luyện, các bài toán kim loại phản ứng với axit; phản ứng với muối.

HƯỚNG DẪN ÔN THI ĐẠI HỌC MÔN HÓA HỌC


Dưới đây là một số gợi ý giúp thí sinh chuẩn bị tốt cho kỳ thi tuyển sinh ĐH môn Hoá học:

* Trên đề thi môn Hóa có hai nội dung chính cần trả lời:

– Các câu hỏi giáo khoa (sử dụng tính chất vật lý, tính chất hoá học; điều chế để trả lời những câu hỏi: viết phản ứng; nhận biết; tách chất; sơ đồ điều chế; nêu các hiện tượng thí nghiệm,…).

– Các bài toán (Chủ yếu định lượng, xác định công thức).

Như vậy thí sinh cũng nhắm vào hai yêu cầu trên để chuẩn bị.

* Trong quá trình ôn tập thí sinh cần lưu ý:

Những nội dung thuộc về giáo khoa phải nắm một cách chắc chắn và đầy đủ để trả lời thật ngắn gọn, đúng với yêu cầu đáp án và đặc biệt không được để sai sót xảy ra dù là rất nhỏ (ví dụ các điều kiện phản ứng,…).

Khi giải toán phải chú ý đến hai yếu tố quan trọng: tốc độ và chính xác. Do đó việc chuẩn bị ở nhà phải thật chu đáo, cụ thể:

– Phải được thấy đủ các dạng toán.

– Phải có phương pháp giải cụ thể cho từng dạng.

– Phải tự giải lại nhiều lần cho đến khi thấy các thao tác tính toán được nhuần nhuyễn!

– Đối với nội dung sử dụng giải câu hỏi giáo khoa: chỉ cần xem kỹ các nội dung trọng tâm trong bộ sách giáo khoa hoá học (hiển nhiên phải xem các nội dung của các lớp: 10, 11, 12); Chú ý các nguyên tố quan trọng ( Ví dụ ở PN VIIA: Xem kỹ các phản ứng của Cl, Br. PNVIA: S,O; PNVA: N, P; PNIA: Na, K; PNIIA: Mg, Ca, Ba. Kim loại khác: Al, Fe).

– Đối với nội dung sử dụng giải toán: Phải nắm vững các công thức định lượng, công thức viết phản ứng (hiển nhiên phải biết cân bằng phản ứng); Các nguyên tắc; Các qui luật hoá học; Các định luật (Định luật bảo toàn khối lượng, bảo toàn điện tích, định luật thành phần không đổi).

10 note cho bài thi trắc nghiệm


Theo  iOne

1. Luôn phải giữ giấy thi, điền thông tin thật cẩn thận. Dạng bài chúng mình thường làm là bài thi trắc nghiệm khách quan, phiếu trả lời được in sẵn, số lượng không nhiều và không sẵn như giấy thi bình thường, một bạn được nhận một phiếu trả lời trắc nghiệm. Chính vì vậy, điền thông tin cá nhân theo sự hướng dẫn của giám thị, để giảm thiểu tối đa sai sót. Đồng thời, giữ gìn bài thi cẩn thận, vì nếu bài thi trắc nghiệm của bạn bị nhàu nát, máy chấm sẽ không thể nhận diện câu trả lời một cách chính xác được.

2. Khi nhận đề thi, nhớ kiểm tra tất cả các trang đề, xem xét thật kĩ. Nếu có sai sót phải báo cáo ngay để giám thị xử lí, tránh rắc rối và tốn thời gian sau này.

3. Soi thật chuẩn mã đề, sau đó, luôn và ngay là phải sao chép y sì đúc vào phiếu trả lời trắc nghiệm. Quên công đoạn này là bạn ‘out’ ngay lập tức khỏi kì thi. Đừng chủ quan, vì không ít sỹ tử đã khóc dở mếu dở vì sơ suất ngớ ngẩn này.

4. Các bạn chú ý tên Hội đồng thi, môn thi, họ và tên (chữ in hoa), ngày sinh, nơi sinh, phòng thi, ký tên ghi bằng bút mực hoặc bút bi, tuyệt đối không dùng bút màu đỏ.

 

5. Toàn bộ phần bài thi, sử dụng bút chì để đánh dấu câu trả lời đúng. Không phải loại bút chì nào cũng thích hợp khi làm bài trắc nghiệm; nên chọn loại bút chì mềm ( từ 2B đến 6B; 2B vẫn là thông dụng nhất). Không nên gọt đầu bút chì quá nhọn vì dễ bị gãy khi tô đáp án. Nên gọt dẹt, gọt phẳng để tô cho nhanh. Đừng quên mang vào phòng thi trên 2 chiếc bút để phòng trừ sự cố xảy ra nhá!

6. Sử dụng tẩy riêng. Đừng sử dụng những loại tẩy gắn sẵn ở đuôi bút chì vì chuyển đầu bút sẽ giết của bạn khá nhiều thời gian. Một tay cầm bút, một tay cầm tẩy. Thế là ok!

7. Cách tô đáp án: Không tô đáp án theo kiểu zích zắc, theo chiều dọc hay chiều ngang! Hãy tô theo vòng tròn, bắt đầu từ ngoài rồi xoáy dần vào trong. Sẽ nhanh và đẹp hơn nhiều! Nhớ tô cho đậm, để máy ‘bắt sóng’ với đáp án chuẩn nhất. Nếu có sự thay đổi về câu trả lời, nhớ kĩ: tẩy cho thật sạch, nếu không, câu đó sẽ được máy hiểu là có hai đáp án và đương nhiên lại zero điểm cho câu đó.

8. Thi trắc nghiệm là chạy đua với thời gian! Chính vì thế, thật khẩn trương và tiết kiệm thời gian, phải vận dụng kĩ năng và kiến thức để nhanh chóng hạ bút tô đậm đáp án.

9. Bắt đầu làm từ câu đầu tiên, lướt nhanh qua để ‘chén gọn’ những câu dễ dàng, để cách những câu thấy mắc. Sau khi đã ‘chén hết thịt’, bắt đầu quay lại từ đầu, rà soát lại thật kĩ và ‘gặm nốt xương’.

10. Đừng bỏ trống một ô nào nhá! Nếu kiến thức không giúp đỡ được gì cho bạn, hãy nhờ đến linh cảm, tần xuất xuất hiện của mỗi đáp án… Gấp quá thì vẫn nên khoan cho bằng sạch, nhớ là không được bỏ sót đâu đấy!

 

Làm thế nào để học giỏi và thông minh hơn


1/ Đc bài lý thuyết tht k

Trước khi đi học (dù học trên trường hay học thêm) nên đọc kỹ bài lý thuyết hôm nay thầy hay cô giảng là bài gì, ghi nhớ những điểm chính của bài ra. Khi đến lớp thầy cô giảng mình sẽ nhớ ngay, thậm chí còn thuộc bài tại lớp nữa. Nhất là các môn tự nhiên,  khi đã ghi nhớ công thức việc áp dụng càng trở nên dễ dàng.

2/ Nên có quyn s đa dng

Đâu là quyển vở đa dụng (không phải quyển vở nháp thông thường), ghi tất cả những gì mình không biết, từ kiến thức lớp cũ cho đến những bài toán, câu hỏi hay… Khi nào gặp những câu khó, đây là cuốn cẩm nang qúi giá để giúp cho ta giải bài nhanh. Nên giữ gìn cẩn thận, để thỉnh thoảng giở ra kiểm tra lại kiến thức đó mình đã nắm chắc hay chưa.

3/ Gii ngay bài tp khi v nhà

Nhất là đi học thêm, khi về nhà giải ngay tất cả các bài mà thầy vừa giải. Giải một mạch, không được nhìn lại bài giải của thầy trong quá trình giải lại. Chú ý phần lý luận tại sao như vậy, vì khi giảng giáo viên ít trình bày phần lý luận. Sau khi giải xong, đối chiếu với bài giảng của thầy, mình đã rút ngắn được bước nào, công thức nào mình còn chưa thuộc và chưa hiểu. Có như vậy, các em sẽ nắm chắc bài hơn và tự tin hơn trong giải những bài khó.

4/ Gp bài khó không gii đưc thì phi làm gì?

Cách 1: Đi nhà sách, tìm bài giải, và sẽ phát hiện có nhiều cách giải hay.

Cách 2: Đem bài đó vào trong giấc ngủ…  Tìm những công thức hợp lý, những lý luận logic để suy ngẫm cách giải.  Ban đêm giật mình dậy, hô lên một mình một cách rất hành phúc.

5/ Mnh dn hi bài giáo viên

Khi đi học, mạnh dạn hỏi giáo viên những bài mình chưa hiểu, một lần, hai lần thậm chí n lần. Cần phải tìm hiểu tận cùng của bài toán hay vấn đề đó. Không được cho qua, hay mặc kệ… nếu vậy rất dễ mất căn bản.

6/ Mt căn bn, làm sao ly li căn bn

Chịu khó bỏ thời gian mỗi này 2 tiếng học lại chương trình lớp dưới. Tuy nhiên tốt nhất là có người hướng dẫn. Cần làm những bài đơn giản đến phức tạp. Đừng đốt cháy giai đoạn mà không hiệu quả. Chú ý đến những điều mình hạn chế để điều chỉnh tốt nhất.

7/ Trong khi hc nhà ham đi chơi thì làm thế nào?

Nên khóa chân mình vào bàn, vứt chìa khóa ra xa. Học cho đến khi xong mới gọi mẹ đến mở giúp. Đến khi rèn luyện được tính kiên định, biết từ chối thì không cần làm nữa.

8/ Làm sao phát trin trí thông minh

Đọc sách và tưởng tượng. Khi đọc sách kiến thức tăng lên rất nhiều. Kết bạn với những người giỏi cũng là cách để mình thông minh hơn. Chú ý thêm về hình ảnh và âm thanh có tác động mạnh lên trí não. Đôi khi số hóa những vấn đề phức tạp để trở nên đơn giản và dễ nhớ hơn.

Chúc các em học giỏi!

Làm sao để học thật tập trung?


Nếu bạn bị chứng mất tập trung thường xuyên, bạn cũng đừng nên quá lo lắng. Vì có khoảng gần 4% học sinh cũng bị chứng mất tập trung như bạn.

Ngoài ra, nhiều học sinh cũng có đôi lúc mắc phải triệu chứng này.

Bạn có thể tham khảo một số hướng dẫn sau để có thể khắc phục được chứng mất tập trung của mình.

Hc trong lp

Tr li không đúng lưt, hoặc tự dưng ngắt lời thầy cô trong lớp là những biểu hiện thường xuyên, nhưng dù sao, bạn cũng biết là bạn đang cố gắng học.
– Hãy viết câu hỏi hoặc nhận xét của bạn ra giấy trước khi phát biểu.
– Tập thói quen giơ tay xin phát biểu trước khi nói.

Ghi chép một nhiệm vụ của học sinh. Các kỹ năng dưới đây có thể hữu ích:
– Mang máy thu âm đến lớp
– Học với một người trong lớp
– Thực ra, nếu bạn bị bệnh mất tập trung thường xuyên, nghe giảng trên lớp không phải là cách học hơp lý nhất. Bạn nên xin thầy cô một bảng tóm tắt nội dung bài giảng, hoặc hỏi xem liệu có cách nhận bài giảng bằng cách phương tiện khác không.

Đ làm theo đúng hưng dn ca giáo viên:
– Rút ngắn các hướng dẫn thành một hoặc hai hướng dẫn ngắn gọn và làm theo. Bạn cũng có thể tham khảo và kiểm tra lại với thầy cô giáo. Hoặc hỏi xem thầy cô có thể chia nhỏ các bài tập, hoặc dự án thành các bước để bạn dễ hoàn thành được không.

Hc nhà

Đ tp trung hơn:
– Nên tìm một chỗ yên tĩnh ở nhà, tránh tiếng ồn của các thành viên khác trong gia đình, hoặc chó mèo, TV, điện thoại, nhạc…
– Nếu nhà chật, bố mẹ hoặc gia sư có thể tìm cho bạn một chỗ trong thư viện, nhà hàng xóm, chùa, hoặc nhà thờ (những nơi yên tĩnh)…
– Headphones có thể giúp tránh tiếng ồn và giúp bạn tập trung.
– Tạo thói quen thường xuyên và thời gian học cố định.

Đ ghi nh tt hơn
– Tạo “thói quen thường xuyên”! Ví dụ, trước khi đến trường, kiểm tra sách vở, dụng cụ theo cùng một cách giống nhau qua các ngày. Nhờ ai đó giúp bạn tạo thói quen hoặc nhắc nhở những ngày đầu.
– Giữ các bài, tài liệu ở một ngăn của cặp sách. Nói với thầy cô về điều đó.
– Giữ danh sách các việc cần làm trong cặp sách.

Đ giúp nh các tiu tiết:
– Cùng bố mẹ, bạn cũng lớp hoặc gia sư xem qua các bài tập bạn đã làm.
– Dùng phần kiểm tra ngữ pháp và chính tả nếu bạn gõ bài bằng máy vi tính.
– Hãy nhớ rằng, nếu bạn hay sơ suất, hoặc quên các việc nhỏ, không có nghĩa là bạn khôg thông minh, mà thực ra là một triệu chứng của bệnh mất tập trung thường xuyên.

Tìm tr giúp trong hc tp

Lo cho mình và tìm s tr giúp nếu cn: Lòng kiên trì là thử thách cơ bản với những người bị mất tập trung thường xuyên. Nếu bạn đang cảm thấy không vui, chán nản với công việc hoặc học tập thì hãy tìm ai đó có thể giúp bạn. Gia đình, thầy cô, các chuyên gia cũng như chính bản thân chúng ta. Kiên trì là điều quan trọng nhất. Lời khuyên của họ phải tích cực, và hợp lý và nếu không được vậy, thì hãy cố gắng tìm ra là vì sao.

Da theo Studygs ca Joe Landsberger.

Ca dao, tục ngữ, thành ngữ về cách học và phương pháp học


Có công mài sắt, có ngày nên kim

Học thầy không tầy học bạn

Cơm cha áo mẹ chữ thầy
Gắng công mà học có ngày thành danh

Học sư bất như học hữu

Học mà không nghĩ là lầm,
Nghĩ mà không học là nguy

Đi một đàng học một sàng khôn

Đi một buổi chợ học được mớ khôn

Ưu đạo bất ưu bần

Bảy mươi còn học bảy mốt

Chưa học bò đã lo học chạy

Có học mới biết, có đi mới đến

Dốt đến đâu học lâu cũng biết

Hễ ăn thì vóc hễ học thì quen

Học trò đèn sách hôm mai
Ngày sau thi đỗ nên trai mới hào
Làm nên quan thấp, quan cao
Làm nên vọng tía võng đào nghênh ngang

Khôn thì trong trí lượng ra
Dại thì học lóm người ta bề ngoài

Kìa ai học sách thánh hiền
Lắng tai nghe lấy cho chuyên ân cần

Muốn hành nghề, chẳng nề học hỏi
Năng ăn năng đói năng nói năng làm
Thế gian họ nói chẳng lầm
Lụa là tuy trang, vứng cầm cũng đen

Nhỏ còn thơ dại biết chi
Lớn thì đi học, học thì phải siêng
Theo đòi cũng thể bút nghiêng
Thua em kém chị cũng nên hổ mình

Nhân bất học bất tri lý
Ngọc bất trác bất thành khí

Rủ nhau đi học i o
Mỗi ngày một chữ, con bò cũng thông

Rừng thư biển thánh khôn dò
Nhỏ mà không học, lớn mò sao ra
Sẵn sàng áo mẹ cơm cha
Có văn, có sách mới ra con người

Ầu ơ Bồng bống bông bông
Lớn lên con phải cố học hành
Học là học đạo làm người,
Con đừng lêu lổng kẻ cười người chê

Ăn đến nơi làm đến chốn

Để việc học thêm có chất lượng


Mọi người thường cho rằng “học thêm sẽ giỏi”, nhưng nếu không có phương pháp và lười biếng, thì việc học thêm trở nên “vô thưởng vô phạt”.

Nhưng nếu biết phương pháp học, bạn sẽ thu được những kết quả không ngờ…

Càng hỏi nhiều càng tốt

Và tất nhiên, những câu hỏi sẽ xoáy vào trọng tâm bài học. Việc hỏi sẽ tạo nên sự tương tác giữa thầy và trò, bạn sẽ nhớ bài lâu hơn và thầy sẽ truyền đạt thêm kiến thức cho tất cả các bạn còn lại trong lớp. Đừng ngại và sợ bạn bè cho rằng thích “chơi nổi”. Họ còn cảm ơn bạn khi bạn đã hỏi giúp họ.

Những bài tập nan giải trên lớp, hãy chủ động hỏi thầy tại lớp học thêm. Điều đó sẽ giúp bạn củng cố lại kiến thức và tập cách tư duy nhanh, sáng tạo. Học thêm là cơ hội để bạn “hỏi thêm”, “rèn luyện thêm”. Do đó không nên thụ động, e ngại mà hãy học tập hết sức mình.

Ghi bài đầy đủ

Không cần phải ghi sạch đẹp. Chỉ cần ghi đầy đủ, chi tiết. Những gì thầy cô giảng, không chắc bạn sẽ “thấm” được trọn vẹn. Chính những lời thầy cô hướng dẫn sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc tiếp thu lại những kiến thức bạn đã “bỏ lỡ” tại lớp học chính thức.

Ngoài ra, nên ghi lại những dạng bài tập hay, đồng thời với mỗi loại bài tập, hãy ghi chú phương pháp chung. Điều này giúp cải thiện đáng kể khả năng của bạn.

Chú thích những điều không có trong sách vở

Những gì thầy cô giảng thêm, hãy chú ý lắng nghe và chép vào một quyển sổ tay nhỏ. Chính những kiến thức ở ngoài sẽ mở mang thêm tầm hiểu biết cho bạn. Và biết đâu những nội dung ngoài sách vở ấy sẽ mang lại cho bạn điểm thưởng, điểm 10.

Thảo luận, tranh luận, bàn luận là điều cần thiết

Bạn có thể trao đổi cùng bạn bè về những bí kíp học tập hay, đồng thời học hỏi thêm những cách giải bài sáng tạo. Thêm nữa, các bạn nên cùng trao đổi những tài liệu bên ngoài của những môn học thêm, để cùng giúp nhau rèn luyện.

“Tại sao?”

Hãy luôn tự đặt câu hỏi này khi làm thêm bài tập tại nhà. Đừng bao giờ tự mãn khi giải được một bài toán khó, một bài vật lý hóc búa. Dò với đáp án, sau đó tra lại từng bước giải, hãy tự đặt câu hỏi rằng: “Tại sao lại sai?”, “Sao lại phải áp dụng công thức này chứ không phải công thức khác?”, “Mình giải theo cách ngắn gọn có sao không nhỉ?”. Tự hỏi và tìm ra câu trả lời, là khả năng học tập của bạn đã được cải thiện đáng kể

Dành thời gian giải trí

Học thêm, không có nghĩa là chạy sô đêm ngày. Bạn cũng phải dành thời gian để vui chơi, thư giãn cùng bạn bè. Đầu óc thanh thản thì việc học thêm mới mang lại hiệu quả tốt nhất. Nếu có những cảm xúc, tâm trạng bất thường, hãy ngưng ngay việc học và giải quyết xong những điều đó. Bạn chẳng thể tập trung tốt khi bạn phân tâm.

o0o

Đầu năm học mới chúc bạn học tốt và lựa chọn được phương pháp hay cho mình.

Cách ôn tập môn Hóa hiệu quả


Thầy Lê Kim Long, Giảng viên ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG Hà Nội) và thầy Đào Hữu Vinh (khối chuyên Hóa, chuyên THPT, ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội) hướng dẫn phương pháp ôn tập môn Hóa hiệu quả.

Đề thi sẽ không có trọng tâm

Thầy Lê Kim Long: Chúng ta đã chấp nhận kỳ thi trắc nghiệm (TN) đối với môn này và chủ yếu là trắc nghiệm đa lựa chọn (4 chọn 1) thì không thể có trọng tâm, trọng điểm trong đề thi.

Vậy trong toàn bộ kiến thức phổ thông các học sinh phải học hết, tránh việc học tủ, học lệch.

Về nguyên tắc phần lý thuyết trong đề thi là không nằm ngoài sách giáo khoa nên các em học sinh hãy học theo sách giáo khoa và tôi khuyên các em nên học cả 3 quyển SGK môn Hóa cho lớp 10, 11 và 12, học sinh cần làm nhiều bài tập và các dạng khác nhau để có được kiến thức và kinh nghiệm làm bài.

Ngoài ra, để có kết quả tốt cần có thêm kỹ năng thi trắc nghiệm: phân phối thời gian, đọc kỹ đề bài câu dẫn và các câu nhiễu, kỹ thuật tô vào phiếu trả lời Với sách tham khảo (STK), hiện tại có quá nhiều trên thị trường.

Tuy nhiên sách của các nhà xuất bản có đội ngũ biên tập mạnh như NXB Giáo dục, NXB ĐHQG Hà Nội, TPHCM, NXB ĐH Sư phạm Hà Nội… là các sách nên xem kỹ nội dung mà chọn, không chọn theo danh tiếng.

Đề thi có thể trải đến lớp 9

Thầy Đào Hữu Vinh: Với thi tốt nghiệp học sinh chỉ cần học kiến thức cơ bản, bỏ qua những phần chữ nhỏ, phụ lục…

Đối với thi ĐH, học sinh cần học thêm một số kỹ thuật cao hơn và nhất thiết phải nắm chắc kiến thức cơ bản để có thể trả lời nhanh các câu hỏi chứ nếu chỉ trông vào đoán mò thì không thể được điểm cao vì đề thi ĐH có những câu để phân loại, đòi hỏi trả lời ở tốc độ cao.

Cấu trúc đề thi sẽ cơ bản như năm trước nhưng các nhược điểm sẽ được khắc phục nên sẽ không có các phần tính toán quá lẻ. Hoá học có tính chất kế tục nên có thể trải đến cả lớp 9, ngoài chương trình lớp 10,11,12, vì vậy, thí sinh không nên bỏ sót kiến thức nào.

Điều cơ bản nhất là thí sinh phải nắm được các loại phản ứng giữa các chất với nhau mới có thể tính toán được. Có rất nhiều phản ứng nên thí sinh phải học và biết cách tổng kết.
ngoài ra trong chương trình giáo dục học VTC1″http://truyenhinhtructuyen.tv” còn giới thiệu nhiều chương trình học và cách học môn này nữa đó nghen!

Phương pháp ôn thi hiệu quả


PHƯƠNG PHÁP ÔN THI HIỆU QUẢ

Vấn đề thi đỗ vào một trường Đại học là mong ước của số đông các bạn học sinh. Nhưng tấm vé vào cổng trường ĐH thì rất ít và chỉ dành cho những ai có năng lực tốt và có phương pháp học tập hiệu quả. Nắm được phương pháp học có khoa học, các thí sinh không những tiếp thu hết chương trình các môn học, còn phải biết cách trình bày ra thành bài thi có hiệu quả.

1. Học phải có thái độ, động cơ học tập rõ ràng
– Cho dù thời gian bạn dành cho việc học nhiều hay ít thì đây là yếu tố quan trọng nhất tác động đến việc học của bạn. Bạn sẽ không thể nào học được một cách hiệu quả nhất nếu không có được một thái độ học tập đúng. PGS.TS. Tâm lý học Lê Đức Phúc cho rằng thái độ học tập, trong đó động cơ là yếu tố quyết định. Có động cơ bên trong và động cơ từ bên ngoài. Người đi thi bị áp lực từ gia đình, bạn bè, thậm chí cả dòng họ. Tuy nhiên, các bạn nên tự xác định cho mình một động cơ đúng đắn, tự giải đáp các câu hỏi như: “Học để làm gì? Học cho ai?” Học để phát triển toàn diện nhân cách, để có sự thành đạt cá nhân và do đó, cống hiến có hiệu quả cho cộng đồng chứ không phải để lấy được cái bằng ĐH để hợp thức hóa việc xin việc và thăng tiến sau này. Nếu không có thái độ đúng, bạn sẽ không thể nỗ lực hết mình và vượt qua được mọi khó khăn.

Vậy thế nào là một thái độ học tập tốt?
a. Lạc quan tích cực: đây là yếu tố then chốt. Bắt đầu từ khi đọc bài này bạn hãy tự tin lên bởi vì Hiếu Học sẽ cung cấp cho bạn những kinh nghiệm quý báu và những cách học nhanh mà bạn có thể áp dụng ngay bây giờ cho mình. Đây cũng là yếu tố góp phần quan trọng vào thành công của rất nhiều con người thành đạt.

b. Có mục đích: nếu bạn lấy mục đích học vì điểm số thì việc học đối với bạn sẽ chỉ là một công việc cực nhọc mà thôi. Mỗi bạn đương nhiên sẽ có một mục đích riêng, nhưng Hiếu Học khuyên bạn không nên học vì điểm, học vì bố mẹ bắt học. Hãy xác định mục đích cho việc học của mình, ví dụ như khi học tiếng Anh thì xác định mình học nó để tiếp cận nền tri thức đồ sộ của nhân loại, học để giao lưu với bạn quốc tế. Khi học lịch sử thì xá định học để tìm hiểu về lịch sử dân ta, để có vốn kiến thức văn hóa nền tảng để có thể giới thiệu quê hương, đất nước mình với bạn bè năm châu. Còn khi học toán, lý, hóa, bạn xác định học để rèn luyện cho mình được đầu óc tư duy logic tổng hợp…

2. Có phương pháp học hiệu quả

a. Có mục tiêu và kế hoạch cụ thể

– Theo quy luật 90/10, cứ 10 phút bạn bỏ ra để lập kế hoạch thì bạn sẽ tiết kiệm được 90% thời gian hoàn thành và hiệu quả công việc.

– Từ bây giờ bạn hãy lấy một tờ giấy và xác định lại mục tiêu của mình:
+ Bạn định thi đỗ trường nào?
+ Số điểm dự kiến là bao nhiêu?
+ Bạn thực sự muốn chiến thắng?

– Sau đó bạn hãy lên lịch cho từng công việc cụ thể để tiến tới mục tiêu đó. Có ai đó đã nói rằng chúng ta không bao giờ có đủ thời gian để làm tất cả mọi việc, nhưng luôn có đủ để làm những việc quan trọng nhất. Mỗi ngày bạn đừng tham lam làm hết tất cả mọi việc, ôn hết tất cả các môn mà hãy lập ra một bảng ưu tiên các môn và kế hoạch ôn từng ngày.

Khi bạn thi đại học, đương nhiên các môn thi đại học vẫn là ưu tiên hàng đầu, nhưng bạn cũng đừng có bỏ quá nhiều thời gian vào đó. Khoa học đã chứng minh rằng, nếu bạn học một môn liên tục quá 45 phút thì khả năng nhớ sẽ giảm rất nhanh trong thời gian sau đó. Tóm lại bạn hãy lên một cái lịch cụ thể cho hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, vài tháng. Định ra việc gì là quan trọng hơn thì làm trước.

b. Cách tư duy hiệu quả

Tại sao có người học kém? Tại sao có người học giỏi? Thực ra học kém hay giỏi không phải là bản chất, mà phần nhiều là do họ chưa biết cách điều khiển bộ não của mình mà thôi. Não bạn có 2 bán cầu, não trái chủ yếu cho tư duy logic, ngôn ngữ còn não phải là cho tưởng tượng hình ảnh. Từ trước đến giờ người ta dạy các bạn là đa số tác động vào não trái, tức là giảng toàn chữ nên trong giờ học, não phải của bạn không có việc làm, cứ tưởng tượng mông lung dẫn đến không tập trung gì cả.

Vì vậy, muốn học hiệu quả chúng ta phải tìm cách vận dụng cả 2 não của mình. Một phương pháp đơn giản nhất giúp học các môn học thuộc dễ hơn cả chính là tưởng tượng. Từ bây giờ bạn hãy tìm cách tưởng tượng thật nhiều vào.

c. Cách ghi nhớ hiệu quả

Làm sao để nhớ cả bảng hệ thống tuần hoàn? Nhớ tất cả các sự kiện lịch sử trong sách? Bạn hãy thực hiện theo cách sau:

– Ghi thành dàn bài:

Trước tiên bạn đọc toàn bài môn bạn đang học 1 lần – 2 lần – hoặc cũng có thể là 3 lần. Ðến lúc bạn nắm chắc yêu cầu bài mới thôi. Sau đó, bạn tóm tắt bài đó thành 1 dàn bài đại cương gồm nhiều mục như 1, 2, 3; trong các mục này lại có các ý nhỏ hơn được đánh dấu bằng a, b, c… Mỗi mục này bạn đều phải đặt tiêu đề cho nó.

– Nhẩm trong óc:

+ Lần đầu tiên, bạn hệ thống bài bằng cách “nhẩm trong óc” nhẩm từng phần một của dàn bài, chỗ nào quên bạn dừng lại, lật dàn bài ra xem lại. Bạn cứ tiếp tục nhẩm sang phần khác và đừng quên các phần quan trọng đáng ghi nhớ, đừng bỏ sót một chi tiết nào. Lần lượt như vậy cho đến hết toàn bài.

+ Lần thứ hai, bạn bắt đầu nhẩm lại tất cả có hệ thống toàn bài hơn. Lần này bạn ghi nhận phần đã bị quên. Bạn mở sách xem lại, ghi ra giấy hoặc đánh dấu những phần đó. Bạn tìm ý những chỗ quên sót để rồi học lại cho nhuần nhuyễn.

+ Lần thứ ba, bạn hệ thống lại bài và bạn đặt thành câu hỏi rồi tự giải quyết trong óc câu hỏi ấy. Bạn xem lại việc trả lời có thông suốt phân minh chưa. Nếu chỗ nào vướng mắc lật dàn bài ra xem.

– Ghi ra giấy:

Nhất là những công thức, những định lý, định đề. Khi ghi, bạn chỉ tóm tắt phần quan trọng, sao cho khi mở trang giấy ra nhắc nhở lại bạn hệ thống bài học bằng trí nhớ mà không cần mở sách. Tránh ghi rườm rà, dư thừa, vừa mất thời gan vô ích mà lại phí sức. Nói chung làm thế nào để bạn có thể tổng hợp các phương pháp (nhẩm nhớ – ghi chép – và lập dàn bài) sao cho tạo được điều kiện để bạn đọc bài mau thuộc đó là đíều quan trọng nhất.

d. Cách học hiệu quả

Về mặt nhận thức, thí sinh nên cố gắng tập trung vào những kiến thức cơ bản. Khối kiến thức này thường tập trung ở một số mảng, ví dụ: khái niệm, giả thuyết, quy luật, lý luận… Khi học, cần hiểu rõ bản chất của vấn đề, vì thế người học phải xác định các đặc điểm, cách thức vận dụng những khái niệm, quy luật, lý thuyết… trong việc giải quyết những vấn đề cụ thể.

Từ đó, yêu cầu tiếp theo là phải luyện tập để hình thành kỹ năng giải quyết vấn đề (đề thi cũng là một dạng vấn đề cụ thể cần giải quyết). Có hai dạng: vận dụng theo mẫu và vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt. Khi ôn, nên chú ý vận dụng theo cả hai tuyến:

– Theo chiều dọc: trong phạm vi cùng loại vấn đề, cùng chuyên môn, lĩnh vực…

– Theo chiều ngang: trong phạm vi những chương mục, môn học khác nhau nhưng có liên quan đến nhau…

Sau khi đã học xong lý thuyết, nên tự đặt ra những câu hỏi liên quan đến nội dung ôn thi để kiểm tra trình độ của mình. Đó cũng là một cách để nhớ lâu và tạo cơ sở để tăng dung lượng trí nhớ làm việc (working memory).

e. Về thời gian học

Thời gian học hiệu quả thường khoảng 45 phút sau đó hãy nghỉ ngơi thư giãn một chút. Và nếu bạn cảm thấy quên kiến thức thì cũng đừng có cố gắng quá để nhớ lại nó làm gì cả. Nguyên tắc của học hiệu quả là phải để cho đầu óc thư giãn, rồi tự kiến thức nó sẽ về. Nếu bạn muốn ôn lại bài thì hãy ôn lại sau đó 10 phút, rồi 1 ngày, rồi 1 tuần, và một tháng.

Xác định thời điểm học cũng rất quan trọng. Khả năng lao động trí óc của con người tăng dần từ sáng sớm tới gần trưa, sau đó giảm dần – sau bữa ăn trưa nên có ngủ trưa chút ít từ 20-30 phút cũng được. Hiệu suất học buổi trưa còn cao hơn buổi sáng, đặc biệt đối với những môn học khó. Buổi chiều có hơi giảm vào giờ ăn tối. Sau đó, dường như có một chu kỳ mới và khả năng trí óc lại tăng dần cho tới khoảng 21 giờ, sau đó lại giảm. Không nên thức sau 22 giờ – vì đầu óc sau một ngày làm việc dường như đã bão hòa, không còn tiếp thu thêm được nữa. Lúc rời bàn học, các em có thể lật qua, lướt mau những dòng đầu của các bài đã ôn từ đầu để xác định mình đã học được tới đâu. Làm như vậy cũng tựa như mình gởi tất cả vào tiềm thức bộ nhớ trước khi đưa não vào giấc ngủ.

f. Về không gian học

Hãy ngồi gần cửa sổ, càng tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên và luồng không khí lưu thông đều trong phòng, bạn càng khỏe. Nếu có thể, bạn hãy tìm loại nhạc Baroque để làm nền khi học. Người ta nói rằng loại nhạc này có thể rút ngắn thời gian học tiếng anh hiệu quả từ 3 năm xuống còn 3 tháng.

3. Đảm bảo sức khỏe khi ôn thi

a. Không nên học ngay sau bữa ăn.

b. Trong một buổi học, tránh học liên tục 3-4 giờ liền. Cũng giống như ở lớp, sau 45 phút – 1 giờ cần có giải lao. Những phút giải lao này có mục đích làm thư giãn thần kinh, trí óc. Nên đi đi, lại lại, giải trí bằng trò chơi nhẹ nhàng, vui vẻ, tránh vận động nhiều và mạnh.

c. Ngủ cho ra ngủ, khoảng 8 tiếng một ngày, nhiều nhất là về đêm, để cho ấn tượng ngày hôm trước dịu nhạt, những ấn tượng ngày mới chưa hình thành, sáng sớm tỉnh dậy có một bộ óc “mới tinh”, có khả năng hoạt động tốt nhất. Vả lại, có ngủ được say thì trong giấc ngủ vào giai đoạn có giấc mơ, cũng là lúc mà các kích thích tố tăng trưởng được tiết ra giúp các em mau lớn thêm nữa.

d. Vấn đề ăn uống cũng rất quan trọng vì chỉ còn giai đoạn này (tuổi dậy thì) để đạt tới chiều cao và phần nào cân nặng của người trưởng thành. Cần phải ăn nhiều hơn người lớn, cả về lượng lẫn về chất. Không bỏ qua bữa nào, nhất là bữa điểm tâm, vì bữa chiều hôm trước cách xa tới khoảng 10 tiếng, nếu nhịn ăn thì khi học không ngáp cũng ngủ gật, đôi khi mệt quá sẽ bị xỉu! Nói chung, con gái cần đạt 2500 calo (người nữ lớn chỉ cần 2000), con trai 2900 calo (người nam trưởng thành cần khoảng 2600).

Kinh nghiệm để được điểm cao môn Toán


Kinh nghiệm để được điểm cao môn Toán

Nguồn “DANTRI”

Các bạn thí sinh nên tin rằng, để đạt điểm cao khi thi vào đại học như hiện nay là không khó. Tuy nhiên, để đạt được mong muốn, các bạn thí sinh cần biết cách ôn tập một cách thông minh và hiệu quả.
PGS.TS Nguyễn Vũ Lương – Chủ nhiệm Khối chuyên Toán – Tin, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN chia sẻ kinh nghiệm làm bài thi Toán vào đại học.

Thầy Lương cho biết, tôi không tin vào những bài viết các học sinh đạt thủ khoa nhờ tự học, nhờ tài năng cá nhân… mà đó là nhờ hướng dẫn chu đáo của các thầy cô.

Các đề thi đại học trong những năm gần đây có phần dễ hơn so với các năm trước: Nội dung thi tập trung vào chương trình lớp 12. Độ phức tạp của các câu hỏi thì ít, mỗi đề thi chỉ có từ 1-2 câu hỏi nhỏ.

Khi làm bài, trước hết ta đặt câu hỏi và đạt được các mục tiêu sau sau đây? Đúng: Có cách giải đúng. Nhanh: Hoàn thành từng bài toán trong thời gian ngắn nhất để dành thời gian nhiều nhất cho các bài toán khác. Hoàn thiện: Phải biết cách trình bày đầy đủ từ điều kiện xác định của bài toán để việc loại bỏ nghiệm lạ hay giải thích, chứng minh đầy đủ các bước giải của mình.

Bước thứ 1:

Sưu tầm bài toán. Trước hết các bạn sưu tầm các bài toán cho từng nội dung ôn tập. Chú ý không nên quan tâm đến những bài toán quá khó và không có lời giải một cách cơ bản, mẫu mực để tránh lãng phí thời gian một cách vô ích.

Bước thứ 2:

Ôn tập theo kỹ năng chính. Mỗi bài toán giải được nhờ một kỹ năng chính (then chốt). Việc phát hiện các kỹ năng này là những thách thức người giải tạo nên sự hấp dẫn lôi cuốn người học. Khi ôn tập các bạn chỉ cần ghi lại các kỹ năng chính cho từng bài tập. Vì các bài toán thi đại học không khó nên có nhiều kỹ năng chính dùng cho một hay nhiều dạng bài tập. Chính vì vậy trong 2 tiết học thày, trò của trường chúng tôi có thể giải từ 30-40 bài toán (được thầy giáo chuẩn bị trước). Học theo cách này các bạn sẽ tự tin hơn khi thì vì mọi bài toán các bạn đều rất nhanh chóng tìm ra hướng giải. Như vậy chúng ta đạt được hai mục tiêu: Đúng (giải được), Nhanh (thời gian ngắn nhất).

Bước thứ 3.

Tự học và tập hoàn thiện các bài toán theo kỹ năng chính. Khi trình bày mỗi bài toán các bạn phát biểu và chứng minh các kỹ năng chính và sau đó sử dụng các kỹ năng này thu được lời giải của bài toán (cách trình bày này đơn giản, dễ hiểu và hấp dẫn người đọc). Chắc các bạn đều thích các trình bày này vì nó bắt chước trình tự các nhà khoa học viết các công trình khoa học.

Điều tôi mong muốn là những điều mà tôi trình bày sẽ giúp các bạn đạt kết quả tốt trong kỳ thi đại học tới

PGS.TS Nguyễn Vũ Lương nói.

Kinh nghiệm học và thi môn Hóa học


Vài kinh nghiệm học và thi môn hóa học

Hóa học ở chương trình THPT có hai phần chính: hóa vô cơ và hóa hữu cơ. Cái khó khi học môn hóa nằm ở chỗ: lớp 11 học một nửa hữu cơ, một nửa vô cơ và lớp 12 học phần còn lại. Do đó khi thầy cô dạy các em chương trình hóa lớp 12, các em phải xem lại phần liên quan ở lớp 11.

Ví dụ: bài rượu ở lớp 12 liên quan đến bài anken ở lớp 11; bài phenol, anilin ở lớp 12 liên quan đến bài benzen ở lớp 11; bài hợp chất chứa natri (NaOH, Na2CO3…) ở lớp 12 liên quan đến bài phản ứng trao đổi ion ở lớp 11…

Dù hóa vô cơ hay hóa hữu cơ, phần cốt lõi của môn hóa học nằm trong hóa tính và điều chế các chất. Sau khi nắm vững các phần này, việc kế tiếp là các em phải hệ thống lại các bài học thì mới có thể vận dụng chúng dễ dàng (giai đoạn này nếu các em không làm được thì yêu cầu sự giúp đỡ của thầy cô).

Ví dụ: khi học xong các chất rượu, andehyt, axit hữu cơ, este, amin, amino axit, gluxit… các em đặt lại vấn đề như sau: các tác nhân như Na, NaOH, H2, HBr, Br2… có thể tác dụng với những chất hữu cơ nào trong các chất trên. Tìm xem các điểm giống nhau và khác nhau giữa các chất.

Khi hệ thống được các kiến thức, các em mới bắt đầu làm các bài tập lý thuyết như: sơ đồ biến hóa, nhận diện hóa chất, tinh chế hóa chất, viết công thức cấu tạo các chất đồng phân… Các em nên làm bài tập theo từng vấn đề để rút kinh nghiệm.

Nên nhớ là dù các em thi bằng các đề trắc nghiệm nhưng khởi đầu tập luyện phải biết cách lập luận của đề tự luận, nếu không các em sẽ không biết bắt đầu từ chỗ nào để đến kết quả.

Ví dụ với câu trắc nghiệm sau:

“Cho từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3 khuấy đều đến khi có dư, ta thấy hiện tượng như sau:

A/ Ban đầu dung dịch trong suốt, sau một thời gian thì đục dần.

B/ Ban đầu dung dịch đục dần, sau một thời gian thì trong dần.

C/ Dung dịch từ từ đục dần cho đến cuối thí nghiệm.

D/ Dung dịch trong suốt cho đến cuối thí nghiệm.

Phân tích câu hỏi trên ta thấy kiến thức chuẩn ở phản ứng:

3NaOH + AlCl3 –> 3NaCl + Al(OH)3.

Al(OH)3 có tính lưỡng tính nên có thể tác dụng với NaOH theo phản ứng:

Al(OH)3 + NaOH –> NaAlO2 + 2H2O

Chương trình phân ban viết: Al(OH)3 + NaOH –> Na[Al(OH)4]

Xét đến thí nghiệm đề bài cho: ban đầu AlCl3 dư –> có Al(OH)3 không tan trong nước: dung dịch đục dần.

Sau một thời gian có NaOH dư –> NaAlO2 tan trong nước: dung dịch trong dần. Do đó đáp án đúng là câu B.

Khi làm bài thi các em thường mắc phải những lỗi sau:

1/ Không thuộc tên gọi các chất hóa học: ví dụ nhầm lẫn giữa “etyl clorua” với “etylen clorua”…

2/ Không nắm vững các khái niệm căn bản: ví dụ nhầm lẫn giữa “mạch hở” và “mạch thẳng”…

3/ Chủ quan khi viết các phương trình phản ứng nhưng lại quên cân bằng phương trình.

4/ Sử dụng máy tính không phải của mình khi tính toán trong các bài toán…

Như nhiều thầy cô đã khuyên, tôi chỉ nhắc lại cho các em khi làm bài trắc nghiệm là: câu dễ làm trước (thường là các câu lý thuyết), câu khó làm sau. Nếu gần hết giờ vẫn còn các câu trống thì hãy dùng phương pháp xác suất để chọn câu trả lời.